Ngành mây, tre đan Việt Nam: Tiềm năng phát triển còn rất lớn

Hiện nay, cả nước có khoảng trên 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số các làng nghề trong cả nước. Trong đó khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, còn khu vực Tây Nam Bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá buông. Các làng nghề mây, tre nổi tiếng có thể kể đến là: Làng nghề mây tre đan Phú Vinh; Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến; Làng nghề mây tre đan Ninh Sở; Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu; Làng mây tre đan Ngọc Động; Làng nghề mây tre đan Bao La thuộc Quảng Phú – Quảng Điền – Thừa Thiên Huế…

Hiện nay, cả nước có khoảng trên 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số các làng nghề trong cả nước. Riêng Hà Nội có 365 làng nghề và làng có nghề mây tre đan với gần 33.000 gia đình, gần 200 doanh nghiệp, hợp tác xã đang làm nghề, thu hút trên 100 nghìn lao với mức thu nhập bình quân đầu người đạt từ 35-40 triệu đồng/người/năm. Trong đó khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, còn khu vực Tây Nam Bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá buông.

Các làng nghề mây, tre nổi tiếng có thể kể đến là: Làng nghề mây tre đan Phú Vinh thuộc xã Phú Nghĩa – Chương Mỹ – Hà Nội. Làng nghề nổi tiếng với những đồ thủ công gia dụng như rổ, rá, đĩa, bàn ghế,… Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, với hơn 300 năm hình thành và phát triển tại xã Tăng Tiến – Việt Yên – Bắc Giang. Làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm đạt chất lượng cao như đệm, gối, túi xách, mành,… Các sản phẩm của làng nghề được các nghệ nhân lưu giữ cẩn thận và không có hiện tượng mối mọt hay phai màu. Làng nghề mây tre đan Ninh Sở cũng được hình thành từ khá lâu và có thể coi là sớm nhất ở mảnh đất Hà Nội hiện nay. Mây tre đan Ninh Sở thuộc Ninh Sở – Thường Tín – Hà Nội là làng nghề nổi tiếng với những vật dụng gắn liền với người nông dân một nắng hai sương như nơm, giỏ,…. để bắt tôm cá. Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu ở Nam Trực – Nam Định tồn tại và phát triển từ xa xưa. Đây là làng nghề có những nghệ nhân gắn bó từ 12 tuổi đến ngoài 70 tuổi. Bằng những đôi tay khéo léo của mình, những người thợ mây tre đan đã cho ra những sản phẩm phục vụ đời sống lao động của những con người gắn liền với đồng ruộng như thúng, giỏ, rổ, rá,…Làng mây tre đan Ngọc Động thuộc xã Hoàng Đông huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam cũng là một trong những làng nghề mây tre đan nổi tiếng của nước ta. Đây là làng nghề tồn tại khá lâu đời với những sản phẩm không phải từ nguyên liệu tre, nứa như các làng nghề khác, mà được hình thành từ cây mây và cây giang. Xuất phát từ hai loại cây này, những nghệ nhân khéo léo đã cho ra những sản phẩm như: ghế mây, khau, lọ, đĩa, bát,… với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau. Làng nghề mây tre đan Bao La thuộc Quảng Phú – Quảng Điền – Thừa Thiên Huế là nơi sản xuất thúng bền và chất lượng nhất của nước ta. Thúng là sản phẩm chính của làng nghề Bap La từ bao đời nay. Ngoài ra, từ những nguyên liệu bằng tre, nứa thì sản phẩm như thúng, nia, giần, sàng,..

Làng nghề mây, tre Phú Vinh, Phú Nghĩa – Chương Mỹ – Hà Nội

Những kết quả khả quan trong xuất khẩu mây, tre đan

Hiện nay, sản phẩm mây, tre, cói và các sản phẩm tết bện khác được tiêu thụ cả trong trong nước và xuất khẩu; nhưng xuất khẩu được các doanh nghiệp chú trọng hơn.

Thị trường nội địa có mức tăng trưởng nhanh trong khoảng 6-10 năm trở lại đây, hơn 15%, chủ yếu phục vụ cho ngành nội thất gia dụng, khách sạn, resort. Ngoài ra, đối tượng khách hàng là khách du lịch quốc tế cũng được các doanh nghiệp quan tâm.

Tiềm năng tiêu thụ tại thị trường trong nước đối với sản phẩm mây, tre, cói là rất lớn, nhưng thực tế thị phần hàng mây, tre tại thị trường nội địa còn khiêm tốn. Nguyên nhân, một phần là do các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu tập trung sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Ngoài ra, hệ thống phân phối tại thị trường nội địa còn ít, manh mún, thiếu chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được chuỗi giá trị.

Về xuất khẩu:

Trong số các sản phẩm mây, tre, cói và các sản phẩm tết bện khác của Việt Nam xuất khẩu, chiếm tỷ trọng cao nhất là các sản phẩm tết bện (sản phẩm đan dây nhựa, buông, guột…), chiếm 25,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng năm 2018, đạt 57,50 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp đến là sản phẩm lục bình đan, với kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng năm 2018 đạt 50,68 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu sản phẩm cói đan đạt 48,63 triệu USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu sản phẩm mây đan đạt 23,55 triệu USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Những năm trước đây, sản phẩm tre đan được xuất khẩu nhiều nhất, nhưng kể từ năm 2017 xuất khẩu sản phẩm tre đan giảm. Trong 11 tháng năm 2018, xuất khẩu sản phẩm tre đan đạt 44,98 triệu USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Sản xuất ghế mây xuất khẩu ở làng Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế)

EU và Mỹ là 2 thị trường xuất khẩu chính sản phẩm mây, tre, cói và các sản phẩm tết bện khác của Việt Nam. Riêng xuất khẩu sang hai thị trường này đã chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói và các sản phẩm tết bện khác của cả nước.

11 tháng năm 2018, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và các sản phẩm tết bện khác sang hai thị trường này đều tăng. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng mạnh, đạt 61 triệu USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2017; nâng tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này từ 24,7% trong 11 tháng năm 2017 lên 27,1% trong cùng kỳ năm 2017. Lục bình đan là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ trong 11 tháng năm 2018, đạt 23,42 triệu USD, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp đến là các sản phẩm phẩm đan dây nhựa, buông, guột…; cói đan và tre đan.

Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và các sản phẩm tết bện khác sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2018 đạt 94,62 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong số các thị trường thuộc EU thì Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha…là những thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm mây, tre, cói và các sản phẩm tết bện khác của Việt Nam. Cói đan là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất sang EU trong 11 tháng năm 2018, đạt 27,22 triệu USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp đến là các sản phẩm dây nhựa, buông, guột…; tre đan và lục bình đan.

Ngoài 2 thị trường chính kể trên, sản phẩm mây, tre, cói và các sản phẩm tết bện khác còn được xuất khẩu nhiều sang các thị trường Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada…

Những khó khăn của ngành mây, tre Việt Nam

Tuy thời gian qua, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và sản phẩm tết bện khác của Việt Nam đạt được những kết quả khả quan, nhưng nhìn chung lĩnh vực xuất khẩu mây, tre Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp mây tre đan nói riêng đứng trước những thách thức lớn bởi các doanh nghiệp nước ta còn chưa đủ kinh nghiệm về nhiều mặt, cơ sở vật chất cho sản xuất của các doanh nghiệp còn hạn chế. Thực tế sản phẩm mây trê đan là đồ thủ công cần được bảo quản tốt trong khi nhà xưởng cơ sở vật chất của nhiều doanh nghiệp còn nghèo nàn, mưa là có thể mốc làm ảnh hưởng đển chất lượng sản phẩm, trong khi cơ sở vật chất của các doanh nghiệp sản xuất mây tre đan ở nước ngoài rất tốt. Chính vì ít vốn nên các doanh nghiệp mây tre không có đủ điều kiện để xây dựng những cơ sở chuyên dụng cho việc sản xuất của mình. Hơn nữa, do thiếu mặt bằng sản xuất nên nhà xưởng vẫn còn mang tính chất tận dụng chứ chưa thành một hệ thống sản xuất. Các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, bãi tập kết nguyên liệu và các cửa hàng giao bán sản phẩm…

Ngoài ra, việc xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp mây tre nước ta cũng gặp nhiều khó khăn. Điều sống còn của các doanh nghiệp tại thị trường mây tre đan nước ngoài là mẫu mã sản phẩm phải thường xuyên mới và hấp dẫn, nhưng nhìn chung việc sáng tạo cải tiến mẫu mã của ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay đa phần các doanh nghiệp của nước ta đều sản xuất theo mẫu mã của nước ngoài, các doanh nghiệp đang đứng được trong lĩnh vực mây tre đan chủ yếu là gia công xuất khẩu cho các tập đoàn nước ngoài theo mẫu mã của họ nên bị ép giá; đó là chưa kể những doanh nghiệp, làng nghề chủ yếu xuất khẩu hàng qua các doanh nghiệp trung gian trong nước. Vì vậy, lợi nhuận sản xuất từ mây tre đan của các doanh nghiệp không cao, thu nhập của người lao động còn thấp.

Tình trạng thiếu chủ động về nguyên liệu cũng là một vấn đề nan giải. Trước đây việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu tương đối dễ dàng. Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây, việc này đã trở nên nan giải vì những vùng rừng cung cấp nguyên liệu ở Đồng Nai, Bình Thuận… người dân chặt phá làm rẫy. Giá mua nguyên liệu ngày càng tăng, chi phí vận chuyển cao, nguồn nguyên liệu cung cấp thiếu chủ động…đã ảnh hưởng rất lớn đến giá thành, giá bán và khả năng cạnh tranh.

Khả năng tiếp cận thị trường yếu. Chúng ta quen với phương châm sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ nhưng làm thế nào để bán được hàng nhanh và bán được nhiều hàng thì đó còn là một vấn đề mới mẻ. Hệ thống thị trường trong nước chưa ổn định, nhiều người chưa biết bán sản phẩm cho ai, hàng hóa bị tồn đọng, luân chuyển chậm… Ở các vùng nông thôn người dân ít có cơ hội tiếp cận với những mặt hàng mới, hiểu biết tiêu dùng mới…Việc giới thiệu sản phẩm ở các hội chợ quốc tế tốn kém, các doanh nghiệp ít có kinh nghiệm tìm hiểu thị trường nước ngoài và còn gặp nhiều khó khăn trong việc thông thạo các công ước quốc tế, hiểu biết nhu cầu thị trường, cách tiếp cận với các đối tác nước ngoài, nghệ thuật buôn bán và kinh nghiệm tạo nên cơ chế ràng buộc các đối tác về thanh toán trả tiền mua đúng hạn. Các doanh nghiệp trong nước chưa được gắn kết thành một khối mạnh mẽ trong quan hệ với đối tác nước ngoài, mọi quan hệ đều ở mức riêng rẽ, mạnh ai nấy được nên không có sức mạnh lớn trong cạnh tranh.

Đẩy mạnh mạnh xuất khẩu

Sản phẩm của ngành mây tre đan chủ yếu phục vụ xuất khẩu do vậy để tăng kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng như cơ sở sản xuất cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp luôn phải thay đổi mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm đồng thời có chiến lược lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường thích hợp. Dù thâm nhập bằng cách nào cũng phải đề cập đến các yếu tố sau: Dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh giá cả. Các yếu tố có thể xét tới:

– Nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng.

– Hạ giá thành sản phẩm.

– Đảm bảo thời gian giao hàng.

– Duy trì chất lượng sản phẩm.

Thị trường rất đa dạng, đối tượng khách hàng phong phú, cần tìm hiểu và nêu ra được đặc trưng, sở thích tiêu dùng từng khu vực, quốc gia, vùng miền, để đưa ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Đây là điều rất khó nhận ra, đòi hỏi doanh nghiệp có tính chủ động trong mọi hoạt động.

Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản thương mại, phát huy khả năng nội lực của doanh nghiệp. Chất lượng hàng mây tre đan thông qua các tiêu chí: bền, đẹp, phù hợp với môi trường của sản phẩm, hợp thẩm mỹ về mẫu mã, tính văn hóa, tính nghệ thuật. Đồng thời quan tâm tới khâu thiết kế mẫu mã, các thị trường như Nhật Bản, châu Âu đều rất quan tâm tới sản phẩm vừa mang tính hiện đại nhưng phải kết hợp truyền thống Á Âu, khách hàng khó tính còn đòi hỏi sản phẩm phải thể hiện phong cách cá nhân của người sáng tác.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Đây là việc cần phải làm khi muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Mỹ…một cách vững chắc. Khi sản phẩm được đăng ký với nhãn mác “Made in Việt Nam” sẽ làm sản phẩm nâng cao vị thế, và đây cũng chính là cách để quảng bá rộng rãi hơn sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Dù kinh doanh với quy mô nào cũng cần phải thấy rằng thương hiệu là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, thương hiệu là một tài sản vô giá, giá trị mà nó đem lại không chỉ dừng lại ở cấp doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất mà còn tác động tới người lao động, họ sẽ nhận được mức thù lao mà họ tạo ra sản phẩm xứng đáng và cao hơn khi sản phẩm không có thương hiệu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *